Mẹ ơi! Xem phim Mẹ ơi: www.youtube.com/nguyencattien
VIẾT CHO CON THEO TỪNG NĂM THÁNG
Monday, August 22, 2011
Saturday, August 20, 2011
10 Truyện ngắn thật hay
1.CHUYỆN CÁI VÉ
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
“Người lớn: $10.00
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
Đọc xong, ông nói với người bán vé:
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
- Vâng.
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.
2.Ba…
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
- “Có dư đồng nào không con?”.
Tôi đáp:
- “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.
Ba nói tiếp:
- “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.
3.Mẹ và con
Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.
4.Anh
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng “Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, “Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọa giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”
5.Cua rang muối
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!
6.Xa xứ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…”
Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”
Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…”
7.Đi thi
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”
8.THỊT GÀ
Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Đêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
Trời đổ mưa.
Thằng Tý la lớn:
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
(Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)
9.Chỉ có một người thôi
Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
Bác làm công trở về gặp người chủ.
Người chủ hỏi:
- Ở bên ấy có nhiều người không?
Bác làm công trả lời:
- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.
10.Phấn Son
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
Wednesday, July 20, 2011
NHÀ CÓ HAI CÔ " CÔNG CHÚA"
Mình có hai cô con gái, một bé là Bống, một bé là Ỉn. Ngày mình mới có bầu Bống, cả nhà chồng rất phấn khởi, lúc đấy mình vẫn đang học dở bằng 2. Mẹ chồng bảo “Nếu là con gái thì coi như thi trượt đại học, còn nếu là con trai, mẹ phong luôn cho hàm giáo sư”.
Thế rồi mình đã….trượt đại học. Lần thứ 2… lại trượt tiếp. Mặc dù bà chưa được lần nào phong hàm giáo sư cho mình nhưng bà rất yêu cả Bống và Ỉn của mình, hy sinh mọi thứ để chăm sóc các cháu, mình thấy số mình thật may mắn.
Cuộc sống quả là vất vả, cả hai vợ chồng mình đều phải vật lộn làm ăn để duy trì một cuộc sống tạm ổn cho gia đình, cho Bống và Ỉn có đồ ngon để ăn, váy đẹp để mặc và trường tốt đi học. Sao người ta cứ bảo là nhà nào có 2 con gái là giầu nhỉ? Mà đúng thật, nhìn lên nhà các sếp mình biết có 2 con gái, thấy sếp nào cũng giầu cả, có mấy sếp giầu và nổi tiếng nhất mà ai cũng biết chắc phải kể đến Putin, Obama, Bush….Nhưng dù cuộc sống có vất vả thế nào thì mình cũng có một niềm tin mãnh liệt là mình sẽ… giầu.
Và đến hôm nay, mình chợt nhận thấy đúng là mình đã giầu, mình giầu thật rồi! Bống mới đi học lớp 1, chữ đẹp vào hàng nhất nhì trong lớp. Và những hàng chữ đầu tiên mà con biết viết, con đã viết “Gửi mẹ… Mẹ ơi con yêu mẹ lắm. Con chúc mẹ làm ăn phát tài (không hiểu sao Bống rất hay chúc mẹ làm ăn phát tài mà không phải là gì khác). Con chúc mẹ sang chỗ công tác làm việc thật tốt nhé. Con yêu mẹ lắm”.
Cầm tấm thiệp con tự cắt, tự vẽ, tự viết tặng mẹ, mình không thể kìm được những dòng nước mắt vì yêu thương, vì tự hào. Tấm thiệp nét cắt còn xệch vẹo, thỉnh thoảng lại có một cái gạch chen ngang vô tổ chức của cô em Ỉn, mình tự hỏi tại sao niềm hạnh phúc và những điều kỳ diệu của cuộc sống lại có thể đơn giản đến vậy.
Còn em Ỉn, năm nay mới học mẫu giáo bé, chắc rồi các cô trường mẫu giáo cũng sẽ dạy con làm thiệp 8/3 tặng mẹ như những năm trước các cô dạy chị Bống - bé sẽ tự vẽ và nói ra lời chúc, cô sẽ viết hộ.
Ỉn buồn cười lắm, một ngày nếu ở với mẹ thì phải lăn đùng ra dỗi mẹ vài lần để mẹ phải dỗ dành. Ỉn hay dỗi mẹ nhiều đến nỗi khi nghe thấy mình nói chuyện với một chị bạn “Khi nào em rỗi em sẽ đọc (một cuốn tài liệu)”, thì Ỉn đang chơi cũng phải chạy ngay ra chỗ mẹ hỏi “Mẹ ơi mẹ cũng đang dỗi đấy à…?!”.
Mình thấy để một người mẹ có những niềm hạnh phúc như mình đang có thì phải kể đến công sức vun trồng của nhiều người lắm, trong đó đặc biệt mình muốn nói đến bố mẹ chồng mình và các cô giáo. Với bố mẹ chồng mình, từ khi mình sinh Bống và Ỉn, ông bà lại trở về thời con mọn lần nữa, trở thành ông cháu mọn, bà cháu mọn. Còn các cô giáo, mới hơn nửa năm về trước, mình còn lo lắng vì Bống không đi học thêm, không đi luyện chữ trước khi vào lớp một, liệu bé có theo kịp khi mà bạn nào cũng đã yên ổn học trước từ vài tháng rồi? Vậy mà giờ Bống đọc thông viết thạo, còn được cô chọn đi thi viết chữ đẹp. Ỉn thì ngày nào về cũng mang một vài chữ tiếng Anh cô dạy ra để đố lại ông bà nội.
Yêu Bống và Ỉn của mình lắm lắm. Chuẩn bị đến ngày 8/3, xin được tri ân mẹ và các cô giáo. Cũng xin chúc mừng tất cả những người phụ nữ, những người mẹ Việt Nam với lời chúc tốt đẹp nhất để có được những điều kỳ diệu lớn nhỏ. Mà có khi cũng chỉ cần đơn giản như niềm hạnh phúc của mình thôi…
K.B.D
Hơn cả một lời chào
Mỗi giọt nước mắt là dấu hiệu của sự tan vỡ, mọi sự im lặng là dấu hiệu của cô đơn, mỗi nụ cười là dấu hiệu của thân ái, mỗi một tin nhắn là dấu hiệu của ký ức anh nhớ về em.
Và anh đang dần nhận ra những bài học trong cuộc sống. Đó là học cách chăm sóc, học cách mỉm cười, học cách khóc, học cách cho đi, học cách tha thứ, chia sẻ, tin tưởng, học cách yêu và học cách để nói với em rằng: “Anh nhớ em”.
Đôi mắt anh đang bị tổn thương bởi vì anh không thể nhìn thấy em. Đôi tay anh trống rỗng bởi không thể giữ được em. Đôi môi anh lạnh giá vì không thể hôn em, và trái tim anh đang tan vỡ bởi vì anh không có được em.
Một từ “tạm biệt” đơn giản cũng có thể khiến chúng ta khóc. Một lời nói đùa đơn giản cũng có thể khiến chúng ta mỉm cười. Và anh hi vọng những lời nhắn giản dị có thể giúp em nghĩ đến anh. Bởi vì anh nhớ em.
Trong cuộc sống anh còn học được như thế nào là tình yêu. Mình cần mỉm cười như thế nào, thế nào là hạnh phúc, là sức khoẻ, là làm việc chăm chỉ, là trung thực, là tha thứ, là thuỷ chung. Nhưng còn một điều nữa mà anh không thể học được, đó là làm thế nào để anh quên được em.
Em có hiểu được ý nghĩa của từ “HELLO” không?
Nó có nghĩa là:
“H = How are you?” Nghĩa là em có khoẻ không đấy!
“E = Everything all right?” - Mọi thứ với em đều ổn cả chứ?
“L = Like to hear from you” - Anh muốn nghe mọi điều từ em.
“L = Love to see you soon” - Anh luôn mong muốn được gặp em
“O = Obviously, I miss you” - Và rõ ràng, anh rất nhớ em.
Thế nên mỗi buổi sáng anh rất muốn gửi tới em lời chào buổi sáng, chỉ một tin nhắn “HELLO” thôi nhưng nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và tình cảm của anh đối với em.
Anh còn muốn nói với em rằng: “Mỗi ngày, mặt trời mọc trên bầu trời với những nụ cười ấm áp, ông ấy chúc em một buổi sáng tốt lành và hi vọng em sẽ có một ngày hoàn hảo. Anh yêu và nhớ em nhiều lắm”.
Em có biết khi anh yên lặng, hàng triệu điều đang chạy qua suy nghĩ của anh về em không? Khi anh không tranh luận nghĩa là anh đang nghĩ một điều gì đó rất sâu sắc. Khi anh nhìn em với ánh mắt chứa đựng đầy câu hỏi, anh ngạc nhiên nhận ra mình đang chạy xung quanh em quá lâu rồi.
Khi em hỏi anh có khoẻ không? Anh nói khoẻ nhưng thực ra anh không hề cảm thấy ổn nếu cuộc sống của anh không có em. Khi em mỉm cười, đó là ánh sáng và khi em nói “em yêu anh”, hạnh phúc mới thực sự mỉm cười với anh.
Em có biết điều tồi tệ nhất trong cuộc sống này là gì không? Là “ai đó” bỗng thấy đôi mắt mình ngấn nước vì thiếu vắng em. Và điều tuyệt vời nhất là “ai đó” thấy em trong đôi mắt của người ấy. Em nhớ nhé, chỉ một điều thôi: Anh mãi mãi yêu em.
Từ một tấm lòng vị tha..
“Ba, Ba ơi! David bị cái gì thế?”, Clara, một cô bé nhỏ nhắn, ngước mắt nhìn cha, lo lắng.
“Ồ! David, không hiểu leo trèo ra sao trong vựa lúa, mà ngã từ trên cao xuống, kêu đau ở chân”, vừa trả lời con gái, người cha vừa vội vã lách mình bước vào nhà. Hai tay bồng đứa con trai, anh của Clara, ông bước tới chiếc giường ngay đó và nhẹ nhàng đặt con xuống. Bà mẹ của Clara, nét mặt đầy hốt hoảng, chạy vội đến săn sóc con và giục chồng đi mời bác sĩ về ngay.
Clara chạy đến bên mẹ, nhìn người anh hàng ngày thường chơi đùa với mình, hiện nay nằm đó, mắt nhắm nghiền, nét mặt xanh rờn. Lòng thương yêu anh bỗng dâng tràn, làm cô bé thấy mắt mình cay cay, đôi dòng nước mắt cứ chực trào ra, để chảy xuống. Bé kéo tay mẹ ngập ngừng hỏi, “Mẹ, anh David có cần gì không? Con có thể làm gì, để giúp anh ấy bây giờ?”.
“Con còn bé quá”, nói rồi, bà mẹ dắt Clara xuống nhà bếp, rồi bảo, “Thôi, bây giờ con yêu của mẹ lấy bài vở ra học đi, làm bài đi. Đừng làm rộn chân mẹ nữa nhé”. Clara thấy thật khó khăn trong thời gian này ngồi im một chỗ mà học. Ít nhất là chờ xong vụ viếng thăm của bác sĩ.
Nhưng rồi kìa, ông bác sĩ tới. Ba hướng dẫn vào ngay phòng David. Clara cố lắng nghe bác sĩ nói những gì trong đó, nhưng vì có bức vách ngăn và lời nói quá nhỏ, nên Clara không nhận ra được gì cả.
Một lúc sau, người bác sĩ bước ra khỏi phòng và trước khi từ giã, còn căn dặn bà mẹ Clara thêm vài điều gì nữa. Sốt ruột quá, nên khi cửa cổng vừa đóng, Clara đã chạy đến bên mẹ hỏi, “Anh David có việc gì không mẹ?”.
“Cũng chưa được biết rõ nữa con. Tuy nhiên ông bác sĩ dặn là phải giữ đôi chân thật cẩn thận, không được cử động mạnh và càng giữ im được chừng nào càng tốt. Như vậy, tức là phải canh chừng và săn sóc anh ấy cẩn thận lắm”.
“Con không thể làm gì cho David lành được. Nhưng chắc con có thể giúp anh ấy được nhiều thứ, phải không mẹ?”. Clara hỏi mẹ.
Bà mẹ Clara nhìn con, không trả lời ngay, vì nghĩ đến rất nhiều công việc đang xoay quanh bà. Liệu bà có thể quán xuyến cả việc suốt ngày quanh quẩn bên David, để săn sóc cho nó. Nhưng Clara thì còn bé quá, chỉ mới 11 tuổi, liệu có đủ sức phụ trách phần vụ coi như là nữ y tá hay không. Rồi bà thở dài, trả lời con, “Ừ, tốt lắm, con có tấm lòng thật ngoan, cố thử, để xem ra sao nhe con”.
Thế là suốt những tuần lễ liền sau đó, Clara thường xuyên ở trong phòng David. Con bé chịu khó lắm. Nó luôn luôn giữ chăn gối cho anh thật phẳng phiu, sạch sẽ. Thường lấy khăn giặt ướt lau mặt cho anh. Khi bà mẹ nấu xong súp, thì chính Clara đã đỡ anh ngồi dậy, dọn muỗng nĩa cho anh ăn. Còn thời giờ rỗi, nó còn tìm những cuốn chuyện hay đọc cho anh nghe. Rồi đôi lúc không làm gì cả, thì nó ngồi im, lặng tĩnh, ngay bên cạnh giường anh.
Hành động của Clara đã làm chính bố mẹ em phải cảm động. Nhưng người cha đã nhận xét, sau mấy tuần lễ, Clara có gầy đi và nước da xanh xao thấy rõ. Ông trở nên lo ngại và bảo con gái, “Con đừng suốt ngày quanh quẩn bên David như vậy. Con phải bỏ ít thời giờ ra vui chơi ngoài vườn tược hay đồng cỏ, để có lợi cho sức khỏe của con. Hay bắt đầu từ bây giờ, mỗi ngày, sáng và chiều con lại phi ngựa vài ba vòng trong đồng cỏ, như trước đây con vẫn thích đó”.
Vâng lời cha, nên từ hôm đó, mỗi ngày Clara đều bỏ ít thời giờ để cưỡi ngựa chạy ít vòng. Nhưng xong đó, cô bé lại trở vào túc trực bên cạnh người anh bị bệnh. Tuy nhiên có hoạt động ngoài thiên nhiên đôi chút, sắc diện Clara dần trở lại hồng hào. Người cha bằng lòng lắm.
Rồi ngày chờ đợi, tuy có lâu, nhưng cũng đến. Hôm đó ông bác sĩ bảo, “David, con có thể ngồi dậy và đi được rồi đó”.
“Ông nói sao! Cháu khỏe hẳn rồi à?”, David ngạc nhiên hỏi lại bác sĩ, rồi ngồi nhích lại sát cạnh giường, đu qua đu lại đôi chân, bao nhiêu lâu không hoạt động, bây giờ chúng gầy như que củi”.
“Cháu ngoan, bác đã làm tất cả những gì, bác có thể làm được. Bây giờ là đến lượt cháu, phải tự mình cố sức phấn đấu, để chống lại cái bất hạnh là sự tật nguyền. Chỉ có cháu, mới có thể thắng được nó”. Nói xong, ông bác sĩ mở cửa bước ra khỏi phòng.
David từ từ đứng dậy. Vịn vào thành giường, nó dạm bước đi bước đầu tiên. Thân hình nó run lẩy bẩy và những giọt mồ hôi đã xuất hiện, lấm chấm trên vừng trán. Mắm môi, nó bước thêm bước nữa, nhưng đôi chân khẳng khiu, hình như không chịu đựng nổi sức nặng của thân mình, nên run bắn và tự nhiên khuỵu xuống, làm David lăn kềnh trên sàn nhà.
“Ô! Thôi chết rồi! Tôi què rồi! Tôi không đi được nữa rồi”. Vừa la lên, David đã bật lên tiếng khóc và hai hàng nước mắt ràn rụa trên gò má.
“Anh đừng sợ, ít lâu nữa anh sẽ đi lại được như bình thường. Chắc là đôi chân anh, từ gần 3 tháng qua không hoạt động, nên gân cốt cứng cả lại, bước đi khó khăn. Tập thể dục, chúng sẽ dẽo dai trở lại, rồi sẽ đi được chứ gì”, Clara cố làm ra vẻ không nhìn thấy anh mình khóc và dìu anh lại giường nằm.
Từ đó Clara càng bỏ thời giờ để chăm sóc cho David nhiều hơn. Cô bé thực sự đã là người y tá và David là bệnh nhân của cô. Cô nhất quyết là David sẽ đi lại được như trước đây.
Tuần tiếp theo tuần, Clara không hề biết mệt mõi. Cô luôn sát bên anh. Nói chuyện cùng anh, Đọc chuyện cho anh. Và luôn luôn tìm cách truyền cho anh lòng quả cảm, một niềm tin tưởng tuyệt đối là sau một thời gian ngắn nữa, David sẽ nhất định đi lại được. Cô thường xuyên giúp anh tập thể dục về đôi chân và hàng ngày ngắm đôi bắp chân của David nẩy nở và mạnh dần.
Cho đến một hôm, Clara dõng dạc nói, “Ngày hôm nay, anh thử lại và chắc chắn anh sẽ đi được”.
David đáp miễn cưỡng, “Ừ, anh sẽ cố gắng, nhưng nghĩ đến vụ té lần trước, anh còn sợ quá! Hay có thể, chân anh chưa đủ cứng cáp để bước đi dễ dàng chăng?”.
“Không, em thấy chân anh cứng cáp lắm rồi”, nói rồi Clara nhìn anh mỉm cười, như để khuyến khích David và cũng đồng thời che giấu sự xúc cảm trong chính lòng cô.
David tụt xuống giường, đôi chân còn lẩy bẩy. Anh nhắm nghiền mắt và khẽ bảo Clara, “Tao sợ quá!”.
“Đừng sợ, hãy dựa vào mình em”. Nói rồi Clara luồn tay mình vòng quanh hông anh, giữ thật chặt, trong khi David choàng một tay qua vai em, còn tay kia nắm vào thành giường. Tuy vậy David vẫn còn sợ không dám bước.
Clara phải giục, “Nào, bây giờ anh bước đi. Em biết anh có thể làm được mà. Cố gắng lên anh”.
David nghiến chặt hàm răng, khã đưa một chân lên trước. Người anh run bắn. Sợi gân ở chân cứng đơ gây cho anh một sự đau đớn đến toát mồ hôi ra khắp toàn thân. Nhưng anh mím môi giữ vững và càng ấn nặng lên vai của Clara. Clara cố gồng mình chịu đựng.
Rồi bước chân đó, David đứng được. Anh tiếp tục bước chân thứ hai. Rồi bước nữa...
Ngày theo ngày. Từng bước theo từng bước. Dần dà David đi hết cả một vòng trong phòng. Clara nhìn anh mỉm cười. Cô nghĩ đến bao nhiêu công khó nhọc của những ngày tháng qua, nhưng cô không thấy khổ và hối tiếc, mà trái ngược, một nguồn vui mênh mông bỗng tự đâu tràn ngập lòng cô. Cô vui trong sự được giúp ích và tấm lòng đó cô mang theo trong suốt cả cuộc đời.
Cô gái bé nhỏ kể trên tên thật là Clara Barton. Sau này lớn lên, lòng vị tha và yêu thương của cô còn cao cả và rộng lớn hơn nhiều. Cô đã từng phục vụ trong quân đội trong nhiệm vụ người nữ y tá. Cô là vùng hào quang chứa chất những yêu thương, những hy sinh, những sự chịu cực, chịu khó, luôn luôn quên mình để chỉ nghĩ đến người. Nơi nào có chiến trận, có những người lính bị ốm, bị thương, là nơi đó có sự hiện diện của Clara Barton. Cô đem lại sự săn sóc tận tình, với những lời an ủi dịu hiền nhất, thân thiết nhất, đến nổi những người lính đã gọi cô với biệt danh là “Người Nữ Thiên thần của chiến trường” (The Angel of the Battlefield). Khi chiến tranh chấm dứt, nhận thấy tôn chỉ mục đích của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế quá cao đẹp, cô hết lòng vận động để thành lập Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ. Sau khi gặp rất nhiều khó khăn, cô Clara Barton đã thành công. Cô trở thành người sáng lập và là người chủ tịch đầu tiên của Hội này, được toàn thể dân Hoa Kỳ kính mến.
“Ồ! David, không hiểu leo trèo ra sao trong vựa lúa, mà ngã từ trên cao xuống, kêu đau ở chân”, vừa trả lời con gái, người cha vừa vội vã lách mình bước vào nhà. Hai tay bồng đứa con trai, anh của Clara, ông bước tới chiếc giường ngay đó và nhẹ nhàng đặt con xuống. Bà mẹ của Clara, nét mặt đầy hốt hoảng, chạy vội đến săn sóc con và giục chồng đi mời bác sĩ về ngay.
Clara chạy đến bên mẹ, nhìn người anh hàng ngày thường chơi đùa với mình, hiện nay nằm đó, mắt nhắm nghiền, nét mặt xanh rờn. Lòng thương yêu anh bỗng dâng tràn, làm cô bé thấy mắt mình cay cay, đôi dòng nước mắt cứ chực trào ra, để chảy xuống. Bé kéo tay mẹ ngập ngừng hỏi, “Mẹ, anh David có cần gì không? Con có thể làm gì, để giúp anh ấy bây giờ?”.
“Con còn bé quá”, nói rồi, bà mẹ dắt Clara xuống nhà bếp, rồi bảo, “Thôi, bây giờ con yêu của mẹ lấy bài vở ra học đi, làm bài đi. Đừng làm rộn chân mẹ nữa nhé”. Clara thấy thật khó khăn trong thời gian này ngồi im một chỗ mà học. Ít nhất là chờ xong vụ viếng thăm của bác sĩ.
Nhưng rồi kìa, ông bác sĩ tới. Ba hướng dẫn vào ngay phòng David. Clara cố lắng nghe bác sĩ nói những gì trong đó, nhưng vì có bức vách ngăn và lời nói quá nhỏ, nên Clara không nhận ra được gì cả.
Một lúc sau, người bác sĩ bước ra khỏi phòng và trước khi từ giã, còn căn dặn bà mẹ Clara thêm vài điều gì nữa. Sốt ruột quá, nên khi cửa cổng vừa đóng, Clara đã chạy đến bên mẹ hỏi, “Anh David có việc gì không mẹ?”.
“Cũng chưa được biết rõ nữa con. Tuy nhiên ông bác sĩ dặn là phải giữ đôi chân thật cẩn thận, không được cử động mạnh và càng giữ im được chừng nào càng tốt. Như vậy, tức là phải canh chừng và săn sóc anh ấy cẩn thận lắm”.
“Con không thể làm gì cho David lành được. Nhưng chắc con có thể giúp anh ấy được nhiều thứ, phải không mẹ?”. Clara hỏi mẹ.
Bà mẹ Clara nhìn con, không trả lời ngay, vì nghĩ đến rất nhiều công việc đang xoay quanh bà. Liệu bà có thể quán xuyến cả việc suốt ngày quanh quẩn bên David, để săn sóc cho nó. Nhưng Clara thì còn bé quá, chỉ mới 11 tuổi, liệu có đủ sức phụ trách phần vụ coi như là nữ y tá hay không. Rồi bà thở dài, trả lời con, “Ừ, tốt lắm, con có tấm lòng thật ngoan, cố thử, để xem ra sao nhe con”.
Thế là suốt những tuần lễ liền sau đó, Clara thường xuyên ở trong phòng David. Con bé chịu khó lắm. Nó luôn luôn giữ chăn gối cho anh thật phẳng phiu, sạch sẽ. Thường lấy khăn giặt ướt lau mặt cho anh. Khi bà mẹ nấu xong súp, thì chính Clara đã đỡ anh ngồi dậy, dọn muỗng nĩa cho anh ăn. Còn thời giờ rỗi, nó còn tìm những cuốn chuyện hay đọc cho anh nghe. Rồi đôi lúc không làm gì cả, thì nó ngồi im, lặng tĩnh, ngay bên cạnh giường anh.
Hành động của Clara đã làm chính bố mẹ em phải cảm động. Nhưng người cha đã nhận xét, sau mấy tuần lễ, Clara có gầy đi và nước da xanh xao thấy rõ. Ông trở nên lo ngại và bảo con gái, “Con đừng suốt ngày quanh quẩn bên David như vậy. Con phải bỏ ít thời giờ ra vui chơi ngoài vườn tược hay đồng cỏ, để có lợi cho sức khỏe của con. Hay bắt đầu từ bây giờ, mỗi ngày, sáng và chiều con lại phi ngựa vài ba vòng trong đồng cỏ, như trước đây con vẫn thích đó”.
Vâng lời cha, nên từ hôm đó, mỗi ngày Clara đều bỏ ít thời giờ để cưỡi ngựa chạy ít vòng. Nhưng xong đó, cô bé lại trở vào túc trực bên cạnh người anh bị bệnh. Tuy nhiên có hoạt động ngoài thiên nhiên đôi chút, sắc diện Clara dần trở lại hồng hào. Người cha bằng lòng lắm.
Rồi ngày chờ đợi, tuy có lâu, nhưng cũng đến. Hôm đó ông bác sĩ bảo, “David, con có thể ngồi dậy và đi được rồi đó”.
“Ông nói sao! Cháu khỏe hẳn rồi à?”, David ngạc nhiên hỏi lại bác sĩ, rồi ngồi nhích lại sát cạnh giường, đu qua đu lại đôi chân, bao nhiêu lâu không hoạt động, bây giờ chúng gầy như que củi”.
“Cháu ngoan, bác đã làm tất cả những gì, bác có thể làm được. Bây giờ là đến lượt cháu, phải tự mình cố sức phấn đấu, để chống lại cái bất hạnh là sự tật nguyền. Chỉ có cháu, mới có thể thắng được nó”. Nói xong, ông bác sĩ mở cửa bước ra khỏi phòng.
David từ từ đứng dậy. Vịn vào thành giường, nó dạm bước đi bước đầu tiên. Thân hình nó run lẩy bẩy và những giọt mồ hôi đã xuất hiện, lấm chấm trên vừng trán. Mắm môi, nó bước thêm bước nữa, nhưng đôi chân khẳng khiu, hình như không chịu đựng nổi sức nặng của thân mình, nên run bắn và tự nhiên khuỵu xuống, làm David lăn kềnh trên sàn nhà.
“Ô! Thôi chết rồi! Tôi què rồi! Tôi không đi được nữa rồi”. Vừa la lên, David đã bật lên tiếng khóc và hai hàng nước mắt ràn rụa trên gò má.
“Anh đừng sợ, ít lâu nữa anh sẽ đi lại được như bình thường. Chắc là đôi chân anh, từ gần 3 tháng qua không hoạt động, nên gân cốt cứng cả lại, bước đi khó khăn. Tập thể dục, chúng sẽ dẽo dai trở lại, rồi sẽ đi được chứ gì”, Clara cố làm ra vẻ không nhìn thấy anh mình khóc và dìu anh lại giường nằm.
Từ đó Clara càng bỏ thời giờ để chăm sóc cho David nhiều hơn. Cô bé thực sự đã là người y tá và David là bệnh nhân của cô. Cô nhất quyết là David sẽ đi lại được như trước đây.
Tuần tiếp theo tuần, Clara không hề biết mệt mõi. Cô luôn sát bên anh. Nói chuyện cùng anh, Đọc chuyện cho anh. Và luôn luôn tìm cách truyền cho anh lòng quả cảm, một niềm tin tưởng tuyệt đối là sau một thời gian ngắn nữa, David sẽ nhất định đi lại được. Cô thường xuyên giúp anh tập thể dục về đôi chân và hàng ngày ngắm đôi bắp chân của David nẩy nở và mạnh dần.
Cho đến một hôm, Clara dõng dạc nói, “Ngày hôm nay, anh thử lại và chắc chắn anh sẽ đi được”.
David đáp miễn cưỡng, “Ừ, anh sẽ cố gắng, nhưng nghĩ đến vụ té lần trước, anh còn sợ quá! Hay có thể, chân anh chưa đủ cứng cáp để bước đi dễ dàng chăng?”.
“Không, em thấy chân anh cứng cáp lắm rồi”, nói rồi Clara nhìn anh mỉm cười, như để khuyến khích David và cũng đồng thời che giấu sự xúc cảm trong chính lòng cô.
David tụt xuống giường, đôi chân còn lẩy bẩy. Anh nhắm nghiền mắt và khẽ bảo Clara, “Tao sợ quá!”.
“Đừng sợ, hãy dựa vào mình em”. Nói rồi Clara luồn tay mình vòng quanh hông anh, giữ thật chặt, trong khi David choàng một tay qua vai em, còn tay kia nắm vào thành giường. Tuy vậy David vẫn còn sợ không dám bước.
Clara phải giục, “Nào, bây giờ anh bước đi. Em biết anh có thể làm được mà. Cố gắng lên anh”.
David nghiến chặt hàm răng, khã đưa một chân lên trước. Người anh run bắn. Sợi gân ở chân cứng đơ gây cho anh một sự đau đớn đến toát mồ hôi ra khắp toàn thân. Nhưng anh mím môi giữ vững và càng ấn nặng lên vai của Clara. Clara cố gồng mình chịu đựng.
Rồi bước chân đó, David đứng được. Anh tiếp tục bước chân thứ hai. Rồi bước nữa...
Ngày theo ngày. Từng bước theo từng bước. Dần dà David đi hết cả một vòng trong phòng. Clara nhìn anh mỉm cười. Cô nghĩ đến bao nhiêu công khó nhọc của những ngày tháng qua, nhưng cô không thấy khổ và hối tiếc, mà trái ngược, một nguồn vui mênh mông bỗng tự đâu tràn ngập lòng cô. Cô vui trong sự được giúp ích và tấm lòng đó cô mang theo trong suốt cả cuộc đời.
Cô gái bé nhỏ kể trên tên thật là Clara Barton. Sau này lớn lên, lòng vị tha và yêu thương của cô còn cao cả và rộng lớn hơn nhiều. Cô đã từng phục vụ trong quân đội trong nhiệm vụ người nữ y tá. Cô là vùng hào quang chứa chất những yêu thương, những hy sinh, những sự chịu cực, chịu khó, luôn luôn quên mình để chỉ nghĩ đến người. Nơi nào có chiến trận, có những người lính bị ốm, bị thương, là nơi đó có sự hiện diện của Clara Barton. Cô đem lại sự săn sóc tận tình, với những lời an ủi dịu hiền nhất, thân thiết nhất, đến nổi những người lính đã gọi cô với biệt danh là “Người Nữ Thiên thần của chiến trường” (The Angel of the Battlefield). Khi chiến tranh chấm dứt, nhận thấy tôn chỉ mục đích của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế quá cao đẹp, cô hết lòng vận động để thành lập Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ. Sau khi gặp rất nhiều khó khăn, cô Clara Barton đã thành công. Cô trở thành người sáng lập và là người chủ tịch đầu tiên của Hội này, được toàn thể dân Hoa Kỳ kính mến.
Monday, July 18, 2011
SINH NHẬT SÓC NÂU LẦN THỨ 2
Ngày 19 tháng 07 năm 2009, Sóc Nâu ra đời. Một cô gái kháu khỉnh mà ông Bà Ngoại nói chỉ có Vợ chồng tao mới chịu nổi mày, hì hì hì. Mẹ Vi thì chịu thua, khi Sóc nâu đòi hỏi, đòi là đòi cho bằng được, nút một cái thôi cũng đủ thấy đã rồi chứ không cần gì khác. Ở nhà thì thế, gần Mẹ thì thế, nhưng ra đường thì ai cũng khen, Sóc nâu ngon hiền, thế cũng làm cho an ủi Mẹ Vi chứ làm nũng quá chịu không nỗi, đó cũng là bản tính của con gái mà, chuyện hoài nói mãi ai cũng biết hết.
Thế là đúng hai năm ngày Sóc Nâu ra đời, nhưng lại có thành tích đi học rất nhiều trường, cuối cùng hôm nay là trường Họa Mi 2.
Bánh Sinh Nhật của Sóc Nâu, do cô Uyên mua tặng đó, đẹp chưa.
Sóc nâu đội mũ Noen nữa chứ, hì hì hì đẹp không vậy mọi người. Sóc nâu chụp hình với Mẹ và bà Ngoại, cái mặt cứ nhìn xuống cái bánh chắc là muốn ăn rồi đây.
Thế là đúng hai năm ngày Sóc Nâu ra đời, nhưng lại có thành tích đi học rất nhiều trường, cuối cùng hôm nay là trường Họa Mi 2.
Bánh Sinh Nhật của Sóc Nâu, do cô Uyên mua tặng đó, đẹp chưa.
Sóc nâu đội mũ Noen nữa chứ, hì hì hì đẹp không vậy mọi người. Sóc nâu chụp hình với Mẹ và bà Ngoại, cái mặt cứ nhìn xuống cái bánh chắc là muốn ăn rồi đây.
Saturday, July 2, 2011
SINH NHẬT CỦA BỐ
Sinh nhật của Bố, thât là đẹp trời, ngay trong những ngày đầu đông. Mẹ Vi suy nghĩ rất nhiều không biết tặng Bố cái gì đây, vì thấy bố có thích gì đâu. Mua quà tặng thật là khó, MẹVy hay đi hỏi thăm chuyện gia lắm, hỏi thăm thử tặng bố món quà gì cho hợp lý, mà Bố lại thích, đó là điều muốn nói.
Không biết chuyên gia tư vấn nghiệp dư nào, tư vấn cho Mẹ Vy mua tặng bố con Cóc Cọt ngậm một đồng tiền vàng, chắc là mong Bố có nhiều tiền đây. Hoặc là thấy nhà nào đang làm ăn buôn bán họ cũng để con Cóc ở trên bàn cầu sự may mắn.
Thông thường thì phần lớn người Việt nam văn hóa biết được qua hình ảnh chú Cóc là cậu ông trời, hihihih, hình ảnh này ghi đậm trong ký ức của tuổi thơ, khi nghe được bài hát không biết tác giả là ai:
CON CÓ LÀ CẬU ÔNG TRỜI, AI MÀ ĐÁNH NÓ THÌ TRỜI ĐÁNH CHO.
Chắc cũng do bài hát này mà con nít sợ Cóc lắm, thấy Cóc là chạy ngay, chứ không phải vì Cóc có làn da quá xấu xí. Hèn gì người ta thấy da ai xấu gọi là da Cóc, cũng tội nghiêp cho chú Cóc đấy chứ, quá hàm oan. Thôi thì chút nữa đọc sự tích cũng được.
Thế là sinh nhật của Bố mẹ Vy quyết định tặng Bố con Cóc, mà là con Cóc vàng, Mẹ Vy nói đi tìm hết các tiệm vàng còn chỉ có một con, phẩm vật quý hiếm, cho nên Bố nghe vậy đã trong người lắm thế mới biết Mẹ Vy biết ý bố là cái gì phải là quý hiếm mới quyết định được giá trị của tặng vật cho Bố, bên cạnh cái đẹp của nó. Bố đã quá, ôm con Cóc về nhà để trên bàn làm việc mỗi ngày nhìn Cóc, không nhớ điều gì mà chỉ nhớ có một Mẹ Vy đúng là hàng quý hiếm.
Trong nhà nọ có hai chị em, mỗi người một tính nết. Người chị xinh đẹp, tham lam và lười nhác. Người em bị què tay, nhưng rất siêng năng làm lụng. Người chị cậy khoẻ, cậy xinh, sáng trưa chiều tốt chỉ luẩn quẩn nào gương nào lược. Chơi bời vô độ nên chẳng bao lâu người chị đã gầy khô hơn que củi mặt mũi héo tóp như một xác chết. Người em mang tật: Tay phải co quắp từ thửa lọt lòng, mọi việc như cầm dao, cầm cầy, vốc cơm ăn cũng nhờ ở bàn tay bên trái. Quanh năm chỉ có một bộ váy áo chăn rách như tổ đỉa. Một hôm nọ, trời làm lũ lụt lớn, nước ngập hết làng, cây cỏ lúa, ngô hết chỗ cắm chân, người em bèn ngồi ôm lấy chóp núi đá, kêu trời gọi đất. Mệt quá, người em ngủ thiếp đi ba ngày bẩy đêm liền, thấy em ngủ lặng, người chị ngỡ là em đã chết, bèn cưỡi bè chuối chèo đi, bỏ mặc em trên chóp núi. Người em mở mắt choàng dậy thì nước vẫn chưa rút. Ðợi khi mặt trời đến người em liền kêu to:
- Ơi, ông trời!
Ông trời dừng lại hỏi:
- Cháu muốn gì?
Người em nói:
- Ông cứu lấy chị cháu, chị cháu bị nước lũ nhận chìm mất rồi. Ông cứu được, cháu muốn chị ấy lấy được ông Mặt Trời làm chồng.
Ông mặt trời cười bảo:
- Chị cháu đến nhà tiên ông rồi. Cháu hãy reo hạt này ở chóp đá của cháu thì cháu muốn cái gì cũng được cái ấy.
Nói xong, ông Mặt Trời lại lặn đi. Cũng lúc ấy người chị chèo bè chuối đến gõ cửa nhà Tiên ông, bè chuối giạt lên sân thì người chị hò hét:
- Cho tôi gặp chàng tiên đẹp nhất!
Tiên ông nhìn ra thấy có người con gái lạ, lại đòi gặp tiên, liền mời vào nhà. Người chị nói luôn:
- Tôi không lấy ông đâu, ông già và xấu quá, cho tôi lấy chàng tiên đẹp nhất.
Tiên ông gật đầu bảo:
- ừ!
Nói rồi, Tiên ông khoát tay một cái, lập tức từ trong nhà có một chàng trai đi ra, nắm lấy tay người chị. Chàng trai là dòng họ của Cóc tía, cho nên tiên ông đặt tên chàng là chàng Cóc tía. Từ đấy, vợ chồng người chị sống cuộc sống sung sướng trong cảnh tiên.
Người em gieo cái hạt của ông mặt trời cho vào kẽ đá, nàng lấy bàn tay trái của mình vơ rêu lá, giật cả vạt áo mình phủ cho hạt được nguyên lành. Chẳng bao lâu từ kẽ đá vươn ra một cây bầu, quả to như cái sọt. Nàng lăn bầu xếp ra rìa núi. Núi bầu cứ nối nhau, nối nhau mọc ra, vùng nước lũ cứ thu hẹp dần nhường chỗ cho bầu ở.Một ngày kia, người tiên thấy có nhiều núi nhỏ lên chật cả gầm trời. Vợ chồng Cóc Tía nhìn xuống thì thấy người con gái cầm dao bằng tay trái cứ quần quật bổ bầu ra chia cho mọi người. Người chị nhận ra kẻ ngồi với núi bầu là đứa em của mình, lòng ghen ghét lại nổi lên. Mụ liền kéo tay chồng bảo:
- Cái con què đó còn sống, nó có nhiều bầu kia kìa.
Chàng Cóc Tía chưa kịp hỏi thêm đầu đuôi ra sao thì mụ đã nắm tay chồng bảo nhảy ào xuống các chỏm núi bầu. Nhẩy khỏi nhà trời, vợ chồng hắn hiện nguyên hình một đôi Cóc Tía. Ðôi vợ chồng Cóc Tía ngồi chồm chỗm trên một quả bầu. Người em hỏi:
- Con muốn gì?
Cóc nói:
- Ta muốn nhận mày là em gái.
Người em lắc đầu:
- Chị ta lên trời lâu rồi.
Cóc bảo:
- Tao là chị đây, còn đây là anh rể của mày.
Người em ngồi nghe Cóc Tía vợ kể lại chuyện cũ gặp lũ to, chèo bè chuối lên trời ra sao... Nghe mãi rồi tin lời Cóc là phải. Người em liền nhận anh chị và cho ở chung trên ngọn núi cùng chăm nom dây bầu với mình. Khi ấy, ông Mặt trời đi qua, dừng lại nói với người em:
- Anh chị đã về với cháu đấy.
Người em nói:
- Vâng.
Ông mặt trời bảo:
- Bây giờ ta cho cháu một người chồng, cháu hãy bổ quả bầu xấu nhất ra thì gặp chồng.
Người em liền bổ quả bầu vặn vẹo xấu xí, vỏ bầu tách ra thì có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hiện ra nhận là chồng của người em, Hai vợ chồng người em lại lấy quả bầu xếp bậc xuống thấp dần. Họ xếp quả bầu đến đâu thì mực nước lui xuống đến đó. Ðồng ruộng làng mạc lại hiện về như xưa. Bà con làng xóm trở về làm ăn sing sống yên ấm.
Cũng từ đấy vợ chồng Cóc Tía được người em đưa xuống cùng ăn ở, làm lụng với dân bản. Người chị không còn ghen ghét với em gái như xưa nữa.
Trích truyện cổ tích
Không biết chuyên gia tư vấn nghiệp dư nào, tư vấn cho Mẹ Vy mua tặng bố con Cóc Cọt ngậm một đồng tiền vàng, chắc là mong Bố có nhiều tiền đây. Hoặc là thấy nhà nào đang làm ăn buôn bán họ cũng để con Cóc ở trên bàn cầu sự may mắn.
Thông thường thì phần lớn người Việt nam văn hóa biết được qua hình ảnh chú Cóc là cậu ông trời, hihihih, hình ảnh này ghi đậm trong ký ức của tuổi thơ, khi nghe được bài hát không biết tác giả là ai:
CON CÓ LÀ CẬU ÔNG TRỜI, AI MÀ ĐÁNH NÓ THÌ TRỜI ĐÁNH CHO.
Chắc cũng do bài hát này mà con nít sợ Cóc lắm, thấy Cóc là chạy ngay, chứ không phải vì Cóc có làn da quá xấu xí. Hèn gì người ta thấy da ai xấu gọi là da Cóc, cũng tội nghiêp cho chú Cóc đấy chứ, quá hàm oan. Thôi thì chút nữa đọc sự tích cũng được.
Thế là sinh nhật của Bố mẹ Vy quyết định tặng Bố con Cóc, mà là con Cóc vàng, Mẹ Vy nói đi tìm hết các tiệm vàng còn chỉ có một con, phẩm vật quý hiếm, cho nên Bố nghe vậy đã trong người lắm thế mới biết Mẹ Vy biết ý bố là cái gì phải là quý hiếm mới quyết định được giá trị của tặng vật cho Bố, bên cạnh cái đẹp của nó. Bố đã quá, ôm con Cóc về nhà để trên bàn làm việc mỗi ngày nhìn Cóc, không nhớ điều gì mà chỉ nhớ có một Mẹ Vy đúng là hàng quý hiếm.
SỰ TÍCH CHÚ CÓC
Trong nhà nọ có hai chị em, mỗi người một tính nết. Người chị xinh đẹp, tham lam và lười nhác. Người em bị què tay, nhưng rất siêng năng làm lụng. Người chị cậy khoẻ, cậy xinh, sáng trưa chiều tốt chỉ luẩn quẩn nào gương nào lược. Chơi bời vô độ nên chẳng bao lâu người chị đã gầy khô hơn que củi mặt mũi héo tóp như một xác chết. Người em mang tật: Tay phải co quắp từ thửa lọt lòng, mọi việc như cầm dao, cầm cầy, vốc cơm ăn cũng nhờ ở bàn tay bên trái. Quanh năm chỉ có một bộ váy áo chăn rách như tổ đỉa. Một hôm nọ, trời làm lũ lụt lớn, nước ngập hết làng, cây cỏ lúa, ngô hết chỗ cắm chân, người em bèn ngồi ôm lấy chóp núi đá, kêu trời gọi đất. Mệt quá, người em ngủ thiếp đi ba ngày bẩy đêm liền, thấy em ngủ lặng, người chị ngỡ là em đã chết, bèn cưỡi bè chuối chèo đi, bỏ mặc em trên chóp núi. Người em mở mắt choàng dậy thì nước vẫn chưa rút. Ðợi khi mặt trời đến người em liền kêu to:
- Ơi, ông trời!
Ông trời dừng lại hỏi:
- Cháu muốn gì?
Người em nói:
- Ông cứu lấy chị cháu, chị cháu bị nước lũ nhận chìm mất rồi. Ông cứu được, cháu muốn chị ấy lấy được ông Mặt Trời làm chồng.
Ông mặt trời cười bảo:
- Chị cháu đến nhà tiên ông rồi. Cháu hãy reo hạt này ở chóp đá của cháu thì cháu muốn cái gì cũng được cái ấy.
Nói xong, ông Mặt Trời lại lặn đi. Cũng lúc ấy người chị chèo bè chuối đến gõ cửa nhà Tiên ông, bè chuối giạt lên sân thì người chị hò hét:
- Cho tôi gặp chàng tiên đẹp nhất!
Tiên ông nhìn ra thấy có người con gái lạ, lại đòi gặp tiên, liền mời vào nhà. Người chị nói luôn:
- Tôi không lấy ông đâu, ông già và xấu quá, cho tôi lấy chàng tiên đẹp nhất.
Tiên ông gật đầu bảo:
- ừ!
Nói rồi, Tiên ông khoát tay một cái, lập tức từ trong nhà có một chàng trai đi ra, nắm lấy tay người chị. Chàng trai là dòng họ của Cóc tía, cho nên tiên ông đặt tên chàng là chàng Cóc tía. Từ đấy, vợ chồng người chị sống cuộc sống sung sướng trong cảnh tiên.
Người em gieo cái hạt của ông mặt trời cho vào kẽ đá, nàng lấy bàn tay trái của mình vơ rêu lá, giật cả vạt áo mình phủ cho hạt được nguyên lành. Chẳng bao lâu từ kẽ đá vươn ra một cây bầu, quả to như cái sọt. Nàng lăn bầu xếp ra rìa núi. Núi bầu cứ nối nhau, nối nhau mọc ra, vùng nước lũ cứ thu hẹp dần nhường chỗ cho bầu ở.Một ngày kia, người tiên thấy có nhiều núi nhỏ lên chật cả gầm trời. Vợ chồng Cóc Tía nhìn xuống thì thấy người con gái cầm dao bằng tay trái cứ quần quật bổ bầu ra chia cho mọi người. Người chị nhận ra kẻ ngồi với núi bầu là đứa em của mình, lòng ghen ghét lại nổi lên. Mụ liền kéo tay chồng bảo:
- Cái con què đó còn sống, nó có nhiều bầu kia kìa.
Chàng Cóc Tía chưa kịp hỏi thêm đầu đuôi ra sao thì mụ đã nắm tay chồng bảo nhảy ào xuống các chỏm núi bầu. Nhẩy khỏi nhà trời, vợ chồng hắn hiện nguyên hình một đôi Cóc Tía. Ðôi vợ chồng Cóc Tía ngồi chồm chỗm trên một quả bầu. Người em hỏi:
- Con muốn gì?
Cóc nói:
- Ta muốn nhận mày là em gái.
Người em lắc đầu:
- Chị ta lên trời lâu rồi.
Cóc bảo:
- Tao là chị đây, còn đây là anh rể của mày.
Người em ngồi nghe Cóc Tía vợ kể lại chuyện cũ gặp lũ to, chèo bè chuối lên trời ra sao... Nghe mãi rồi tin lời Cóc là phải. Người em liền nhận anh chị và cho ở chung trên ngọn núi cùng chăm nom dây bầu với mình. Khi ấy, ông Mặt trời đi qua, dừng lại nói với người em:
- Anh chị đã về với cháu đấy.
Người em nói:
- Vâng.
Ông mặt trời bảo:
- Bây giờ ta cho cháu một người chồng, cháu hãy bổ quả bầu xấu nhất ra thì gặp chồng.
Người em liền bổ quả bầu vặn vẹo xấu xí, vỏ bầu tách ra thì có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hiện ra nhận là chồng của người em, Hai vợ chồng người em lại lấy quả bầu xếp bậc xuống thấp dần. Họ xếp quả bầu đến đâu thì mực nước lui xuống đến đó. Ðồng ruộng làng mạc lại hiện về như xưa. Bà con làng xóm trở về làm ăn sing sống yên ấm.
Cũng từ đấy vợ chồng Cóc Tía được người em đưa xuống cùng ăn ở, làm lụng với dân bản. Người chị không còn ghen ghét với em gái như xưa nữa.
Trích truyện cổ tích
Sunday, June 26, 2011
SINH NHẬT ANH CÔNAN
Hôm nay sinh nhật anh Cônan, trong sự vội vã, xém chút nữa là Mẹ Vi quên luôn, vì thời gian này Mẹ Vi bận bịu quá, hơn nữa cũng trong giai đoạn có nhiều điều không vui xãy ra. Tuy vậy, Mẹ Vi cũng cố gắng để có một buổi tối kỷ niệm ngày sinh của anh Cônan, nào là hoa, là bánh, là đèn, bong bóng, cũng đủ hết đó chứ, những thành viên trong gia đình có mặt sum tụ.
Anh Cônan tranh thủ bồng Sóc nâu chụp hình, chứ không thì Sóc nâu dành hết bánh và bưng luôn cái bánh đi đó.
Ông Ngoại lúc nào cũng thương cháu ghê gớm, là những người bạn đồng hành cùng cháu trong mọi thời khắc, thế mới biết tình dòng huyết mạch bao la.
Làm gì đây, lấy bánh của Nâu ăn hả, ăn ít ít thôi, để dành Nâu ăn từ từ.
Hôn em một cái đi, em chẳng chịu cho anh hôn mà ham ăn quá, ăn ngon không em ?
Thích bong bóng thôi, cái nào cũng to hơn Nâu hết, Mẹ ơi, sinh nhật Nâu, nhớ mua nhiều bong bóng nhé, mà nhiều màu lên nha.
Anh Cônan tranh thủ bồng Sóc nâu chụp hình, chứ không thì Sóc nâu dành hết bánh và bưng luôn cái bánh đi đó.
Ông Ngoại lúc nào cũng thương cháu ghê gớm, là những người bạn đồng hành cùng cháu trong mọi thời khắc, thế mới biết tình dòng huyết mạch bao la.
Làm gì đây, lấy bánh của Nâu ăn hả, ăn ít ít thôi, để dành Nâu ăn từ từ.
Hôn em một cái đi, em chẳng chịu cho anh hôn mà ham ăn quá, ăn ngon không em ?
Thích bong bóng thôi, cái nào cũng to hơn Nâu hết, Mẹ ơi, sinh nhật Nâu, nhớ mua nhiều bong bóng nhé, mà nhiều màu lên nha.
ANH CONAN THEO MẸ NẤU ĂN
Mẹ nấu ăn là tuyệt vời rồi, ai cũng bảo như vậy hết đó, nhất là Bố thích những món ăn của Mẹ nấu lắm, do vậy Mẹ được tuyển chọn đi thi nấu ăn, nhưng chắc hồi giờ Mẹ chưa có trổ tài trước thiên hạ thôi, nên Mẹ hơi khớp, dẫn theo anh Cônan để hộ tống, nếu Sóc nấu lớn cũng theo Mẹ nấu ăn luôn, cho thiên hạ sợ.
Nhưng anh Cônan theo Mẹ, chẳng giúp được gì cả, chạy chơi hoài thôi, cuối cùng phụ Mẹ ăn hết mấy món đồ nấu, chứ nhiều quá ăn không hết đây, hai Mẹ con nấu ăn xong cũng tranh thủ làm dáng một chút cho vui nhà vui cữa đó mà.
Thànhq quả hơn 2 tiếng đồng hồ ra tay, tại bờ biển mà người ta bảo rằng đó là dinh Vua Bảo Đại tại nha trang, một thắng cảnh đẹp, một nơi thật lý tưởng để nghi ngơi và nhìn biển trời bao la. Nơi đây cũng giữ lại được vẻ nguyên sinh của nhiều cây dừa ngọt nổi tiếng của miền thùy dương cát trắng này. Nước biển ở đây không mặn lắm nên nếu có tắm cũng không bị rít nhiều và nổi bọt muối. Do vậy, nơi đây chúng ta sẽ không tìm ra những giếng nước ngọt để mọi người có thể tắm lại khi tắm biển lên. Xung quanh chúng ta thấy cũng lát đát vài chiếc tàu đánh cá còn sót lại. Trước kia chưa quy hoạch du lich đây là một bến cảng nhỏ để ghé thuyền ghé vào những lúc đi xa bờ về. Nhìn xa chút xíu là bến cảng nha trang, nhiều tàu lớn chở hàng được neo vào bến cảng, công nhân thì đang bóc vác đồ lên bờ. Nhớ về khoảng hơn 15 năm trước, thì phần lớn là tàu chở than đá từ quảng ninh vào để sản xuất than đá phục vụ cho nhu cầu của nhà máy và người dân cần thiết.
Khu du lịch Dinh Bảo đại còn giữ lại những mái biệt thư lớn sang trọng, mang tầm vóc của chính khách, nhưng nêu vào bên trong thì thật là thất vọng vì chúng không được tu bổ chỉnh trang, và đầu tư, có thể là nó không phát sinh nhiều kinh tế, những người chủ quản chỉ muốn gìn giữ lại thôi, cũng thật là đáng tiếc, nếu có tư nhân đầu tư thì địa điểm này hết sức tuyệt vời cho khách sạn, du lịch và nghĩ dưỡng, vì suốt năm gió biển luôn thổi vào. Dinh thự Nghinh Phong có lẽ là một dinh thự chính của khu vực này, nó sừng sững cửa dinh thự hướng ra biển, mang ý nghĩa đón gió. Nhiều người yêu mến biển chắc chắn phải thích nơi đây, vì có thể quan sát thành phố nha trang xuyên qua dòng nước xanh dập dìu, và có thể cảm nhận sự bao la của biển, im lặng của âm thanh, và cuồn cuộn những tháng đông về.
Nhưng anh Cônan theo Mẹ, chẳng giúp được gì cả, chạy chơi hoài thôi, cuối cùng phụ Mẹ ăn hết mấy món đồ nấu, chứ nhiều quá ăn không hết đây, hai Mẹ con nấu ăn xong cũng tranh thủ làm dáng một chút cho vui nhà vui cữa đó mà.
Thànhq quả hơn 2 tiếng đồng hồ ra tay, tại bờ biển mà người ta bảo rằng đó là dinh Vua Bảo Đại tại nha trang, một thắng cảnh đẹp, một nơi thật lý tưởng để nghi ngơi và nhìn biển trời bao la. Nơi đây cũng giữ lại được vẻ nguyên sinh của nhiều cây dừa ngọt nổi tiếng của miền thùy dương cát trắng này. Nước biển ở đây không mặn lắm nên nếu có tắm cũng không bị rít nhiều và nổi bọt muối. Do vậy, nơi đây chúng ta sẽ không tìm ra những giếng nước ngọt để mọi người có thể tắm lại khi tắm biển lên. Xung quanh chúng ta thấy cũng lát đát vài chiếc tàu đánh cá còn sót lại. Trước kia chưa quy hoạch du lich đây là một bến cảng nhỏ để ghé thuyền ghé vào những lúc đi xa bờ về. Nhìn xa chút xíu là bến cảng nha trang, nhiều tàu lớn chở hàng được neo vào bến cảng, công nhân thì đang bóc vác đồ lên bờ. Nhớ về khoảng hơn 15 năm trước, thì phần lớn là tàu chở than đá từ quảng ninh vào để sản xuất than đá phục vụ cho nhu cầu của nhà máy và người dân cần thiết.
Khu du lịch Dinh Bảo đại còn giữ lại những mái biệt thư lớn sang trọng, mang tầm vóc của chính khách, nhưng nêu vào bên trong thì thật là thất vọng vì chúng không được tu bổ chỉnh trang, và đầu tư, có thể là nó không phát sinh nhiều kinh tế, những người chủ quản chỉ muốn gìn giữ lại thôi, cũng thật là đáng tiếc, nếu có tư nhân đầu tư thì địa điểm này hết sức tuyệt vời cho khách sạn, du lịch và nghĩ dưỡng, vì suốt năm gió biển luôn thổi vào. Dinh thự Nghinh Phong có lẽ là một dinh thự chính của khu vực này, nó sừng sững cửa dinh thự hướng ra biển, mang ý nghĩa đón gió. Nhiều người yêu mến biển chắc chắn phải thích nơi đây, vì có thể quan sát thành phố nha trang xuyên qua dòng nước xanh dập dìu, và có thể cảm nhận sự bao la của biển, im lặng của âm thanh, và cuồn cuộn những tháng đông về.
Saturday, June 25, 2011
THÔI NÔI SÓC NÂU
Cát Tiên là tên thật của Sóc Nâu đó, cái tên này Mẹ dành nhiều tháng nghiên cứu, sưu tầm, và không quên tham khảo Thầy bói thật, Thầy bói internet, Thầy bói lang thang, nghĩa là đụng đâu hỏi đó. Cuối cùng Cát Tiên là sự lựa chọn.
Cũng không nên trách Mẹ, mà thật là thương Mẹ biết bao, Mẹ thương con, muốn cho Nâu hơn người và tốt đẹp hơn trong cuộc sống, nên cố tìm cho con một cái tên để đi suốt cả cuộc đời. Vì người đời cũng đôi khi họ truyền miệng với nhau, cái tên của con người cũng thật là quan trọng lắm, cái tên gắn vói số phận, cái tên nói lên tính nết, và cái tên nói lên cái hồn của con người. Vậy mới biết Cát Tiên hay Sóc nâu tên ở nhà Mẹ gọi là một sự lựa chọn cẩn thận và có tham khảo nhiều nơi.
Thế mà mới ngày nào đó, sự chọn lựa tên con khi chuẩn bị sinh con, thì hôm nay đã là Thôi nôi của Sóc nâu rồi, cũng có thể gọi là sinh nhật một tuổi, nhưng ít ai gọi thế lắm, chỉ nói là Thôi Nôi. Thôi nôi có nhiều nghĩa lắm, nhưng ở đây nghĩa là có thể đứng dậy đi được không còn nằm nữa, đồng nghĩa bỏ bú luôn được rồi và cũng đồng nghĩa trẻ em đã biết phân biệt, vui buồn, ganh ghét, khóc than và làm dáng, làm eo, làm phiền và nhõng nhẽo, sóc nâu cũng vậy thôi, như mọi người, có hơn một chút là hay gàn. Thế thôi, mà Mẹ thương muốn chết. Ông ngoại hay nói chỉ có Vợ chồng tao mới chịu nổi mày, quậy phá lắm, cá tính lắm chứ. Hì hì hì
Sóc nâu thôi nôi, khi trời cũng có lúc mưa, bởi lẽ thu đã đến sắp trải qua hết mùa hè. Cái nóng bức cũng đã trôi qua, để lại nhiều làn gió biển nhè nhẹ thổi vào trong căn nhà ấm cúng.
Ngày thôi nôi Sóc nâu, Mẹ Vi không bỏ sót những gì để tưởng nhớ ơn trời đất, bông hoa, trái cây, và tất cả những thứ khác của dân gian, để cúi lạy tạ ơn trời Phật, giúp cho Mẹ con được khỏe mạnh, chiếc bánh kem đó là những gì mà người ta nhận ra dấu hiệu của ngày Sinh nhật thôi.
Trong ngày sinh nhật, Sóc nâu có cần gì đâu, Sóc nâu không cần cây viết, quyển sách, lược, áo, quần, cài trâm… gì hết, vì mấy cái đó sao nhỏ bé quá, mà không đẹp, nguyên một cái bánh kem to, và ngon miệng đó mới là mục đích, bóc ngay bỏ vào miệng thôi, ai làm gì thì làm, có dơ đồ cũng không sao, miễn sao được cái to, và ăn no là ổn rồi, có thực mới vực được đạo, không nghe ông bà ta nói à, có miếng cơm ăn xong rồi mới nói chuyện thế sự, kinh tế, chính trị, yêu đương chứ, đúng không.
Thôi nôi Sóc nâu có mấy người bạn thân của Mẹ, có Cô Thoại, trong nhà có cả ông Ngoại, và Anh Conan bồng nữa, hôn thì chắc ngộp thở, mỗi người bồng một chút thôi, đủ ấm áp tình người rồi.
Bố thì đi vắng nhà. Sóc nâu tìm kiếm đó đây. Bố ơi con đã một tuổi rồi.
ANH CONAN LÃNH THƯỞNG
PHẦN THƯỞNG CHO CON
Cônan được xếp hạng học sinh giỏi cuối năm học 2010. Được 01 phần thưởng là 01 vé đi ăn buffer tại khách sạn Novotel- Nha trang vào ngày Quốc tếThiếu nhi- 01 tháng 06 năm 2010. Sóc nâu và Mẹ được đi ănké đã quá, hì hì hì.
Con được kết quả tốt trong học tập, đó là điều vui mừng của tất cả các bậc làm Cha mẹ, không ai là không hạnh phúc đúng không các bạn. Kết quả đó là một khoảng thời gian mà chính bản thân của con em cố gắng. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng trẻ thơ phần lớn suy nghĩ và làm gì đó đều theo trực giác và tùy tiện trong ý thức, do vậy sự can thiệp của Cha mẹ là điều hết sức cần thiết. Dù rằng, một em bé thông minh , nhanh trí, nhưng nếu không có giáo dục và không có sự hướng dẫn của người lớn thì hoàn toàn bị thua thiệt.
Cônan đạt điểm cao có sự tác động và sự hy sinh của Mẹ. Mẹ Vi đã biết bỏ nhiều thời gian để chăm sóc con, biết nhắc nhỡ con học hành, đó là sư hy sinh. Có rất nhiều bậc cha mẹ phải bỏ thời gian để học bài với con, để làm Thầy cô giáo và để đôi khi đóng vai làm nhưng người bạn đồng hành, thì mới là giáo dục toàn diện. Nhiều khi vì cuộc sống cơm áo, nhiều bậc cha mẹ không có thời gian làm việc này, người có tiền thì giao phó cho gia sư, người không tiền thì giao phó cho trời đất, trời sanh tánh là vậy. Cuối cùng là gì, là con không hòa hợp tâm tánh với Cha mẹ, không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ, không thực hiện được nguyện vọng của mình, cuối cùng mâu thuẩn xãy ra, ai là người chịu hậu quả, những đứa trẻ, vì hậu quả này chúng tiếp thu được ở mọi hướng mà không tiếp thu được từ cha mẹ chúng, nên không thể hòa hơp thành một thể thống nhất. Trách nhiệm này thuộc về ai, về cha mẹ, về cuộc sống và về hoàn cảnh xung quanh, chứ không phải là tuổi thơ.
Có rất nhiều phần thưởng để ban tặng cho tuổi thơ khi chúng có được những kết quả tốt, nhưng tặng thưởng thế nào để nhận thức của tuổi thơ thăng hoa đó mới là quan trọng, không cần phải phù phiếm, không cần phải xa hoa, xa hoa và phù phiếm không có giá trị gì cho tuổi thơ cả, ngược lại tạo cho chúng một nhận thức có thể lạc hướng.
Người lớn đôi khi chỉ cần những ước mơ cỏn con, mà có thể tràn đầy hạnh phúc, tuổi thơ thì ước muốn cái gì thực , thật thực, một chiếc bánh mẹ mua, nụ hôn từ ông bà, lời động viên của cha mẹ đã tràn đầy hạnh phúc.
Phần thưởng nào cũng có giá trị của nó, cho những ai xứng đáng được nhận chúng, quan trọng hơn phần thưởng đó có phải là niềm vui, hạnh phúc của người nhận hay không.
Anh Cônan là nhân vật chính trong buổi tiệc này mà sao Mẹ Vi và Sóc nâu dành hết vậy ta, ăn cũng nhiều, chụp hình cũng nhiều, diện cũng nhiều, cười cũng nhiều, thế mới biết con trai lúc nào cũng thiệt thòi hết, thôi thì Cônan cố gắng làm đẹp chính mình cho rồi, đó là học cho giỏi, để con gái nó ghiền.
Thursday, June 23, 2011
MẸ
Mẹ
“Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ”
(Đỗ Trung Quân, 1986)
(Đỗ Trung Quân, 1986)
Con sẽ không đợi một ngày kia
Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
Ai níu nổi thời gian?
Ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
Ai níu nổi thời gian?
Ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
Con sẽ không đợi một ngày kia
Có người cài cho con lên áo một bông hồng
Mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
Mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
Hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
Đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
Mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
Ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
Giọt nước mắt già nua không ứa nổi
Ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
Mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
Mấy kẻ đi qua
Mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
Trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Ta vẫn vô tình
Ta vẫn thản nhiên?
Có người cài cho con lên áo một bông hồng
Mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
Mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
Hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
Đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
Mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
Ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
Giọt nước mắt già nua không ứa nổi
Ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
Mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
Mấy kẻ đi qua
Mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
Trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Ta vẫn vô tình
Ta vẫn thản nhiên?
Hôm nay…
Anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
Ngã nón đứng chào xe tang qua phố
Ai mất mẹ?
Sao lòng anh hoảng sợ
Tiếng khóc kia bao lâu nữa
Của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
Trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
Bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày Sẽ tới !
Anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
Ngã nón đứng chào xe tang qua phố
Ai mất mẹ?
Sao lòng anh hoảng sợ
Tiếng khóc kia bao lâu nữa
Của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
Trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
Bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày Sẽ tới !
BỐ BẢO MẸ HỌC TIẾNG ANH
Vocabulary:
• analog(a): tín hiệu
• antenna(n): ăng-ten
• converter(n): máy chuyển đổi
• deposit(v): ký thác
• digital(a): bằng số
• electricity(n): bằng điện
• facility(n): nhà máy
• hazardous(a): mạo hiệm nguy hiểm
• reception(n): sự thu
• satellite(n): vệ tinh
• sigh(v): thở dài
• signal(n): tín hiệu
• thrift(n): tiết kiệm
• tuner(n): bộ điều hưởng
=====================
*Yes/No Questions:
1.Will broadcasts of all TV signals be digital?yes
2.Will digital signals replace analog signals?Yes
3.Will reception for cable TV or satellite TV be affected?No
4.Will rabbit ears work with the new digital signals?No
5.Will people who use rabbit ears have to buy a converter?Yes
6.Will the converters cost about $5 each?No
7.Was Chris going to buy a converter?No
8.Was he going to give his two TVs away?Yes
9.Would he wait until the prices went way down?Yes
10.Did he load his TVs into his pickup truck?No
======================
*Fill in the blanks:
Starting in February 2009, broadcasts of all TV __signals___ will be digital, replacing current analog signals. For __people___ who have cable or satellite TV, this is __a___ non-issue, because their reception will not be affected. __But___ people who use rabbit ears or outside antennas __won___ ’t be able to receive the new digital signals. __They___ ’ll have to buy a converter for each TV, ___which__ will cost about $50 each. For Chris, that __was___ too much.
Instead, Chris was simply going to _give____ his two TVs away to a thrift shop. ___Then__ he would wait until the prices went way __down___ on digital tuner TVs, and buy one when ___the__ price was right. He loaded the TVs into __his___ car.
The lady at the thrift shop wasn’t __interested___ at first. She changed her mind when he __said___ that they were only 13” TVs, and that __they___ worked perfectly. He was relieved when she accepted __them___ . Had she not, he would have had to __deposit___ them at a hazardous waste facility, which meant __waiting___ in line, in his car, for hours on __end___ .
Chris got home feeling good. Now he was __going___ to enjoy at least a year of no __TV___ . The “idiot box” was a good name for _that____ waste of electricity. He felt like a new __man___ for having got rid of his two TVs. __When___ Donna called that night, he proudly told her __the___ news. Donna, whose native language was Chinese, was __not___ happy.
“What do you mean, you have no __TV___ ?” she yelled over the phone. “How are you _going____ to teach me anything when I call to ___ask__ you about new vocabulary on the 11 o’clock __news___ ?” She had a few more things to say. ____Chris___ sighed. When she finished, he promised her he _would____ buy a new digital TV the very next day.
===================
*Translate into Vietnamese:
Một năm không TV
Bắt đầu từ tháng hai 2009, những chương trình truyền hình của tất cả các đài trên TV sẽ là bằng số, thay thế cho tín hiệu tương tự hiện tại. Với những người sử dụng truyền hình cáp hay vệ tinh, đây không phải là vấn đề, bởi vì sự thu của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng với những người sử dụng tai thỏ hay ăng-ten ngoài trời thì sẽ không thể nhận được tín hiệu mới. Họ sẽ phải mua một bộ chuyển đổi cho mỗi cái TV, mỗi cái tốn 50$. Với Chris, chừng đó là quá nhiều.
Thay vào đó, Chris đơn giản sẽ bán rẻ hai cái TV của anh ta cho một cửa hàng tiết kiệm. Rồi anh ta sẽ đợi cho đến khi giá của bộ chuyển đổi xuống, và mua một cái khi được giá. Anh ta đặt hai cái TV vào trong xe hơi của mình.
Người phụ nữ trong cửa hàng tiết kiệm trước tiên thì chẳng thích thú gì. Cô ta thay đổi ý nghĩ khi anh ta nói chúng là TV 13", và chúng hoạt động rất hoàn hảo. Anh ta yên lòng khi cô ta chấp nhận chúng. Nếu mà cô ấy không nhận, anh ta phải đặt cọc chúng tại một cộng ty hàng thải nguy hiểm, điều này có nghĩa là xếp hàng hàng giờ, trong xe hơi để xong việc.
Chris về nhà trong tâm trạng rất tốt. Bây giờ anh ta sẽ hưởng thụ ít nhất một năm không có TV. "Chương trình truyền hình thằng ngốc" làm một cái tên hay cho sự lãng phí điện. Anh ta cảm thấy như là một con người mới vì đã từ bỏ hai cái TV của anh ta. Khi Donna gọi tối đó, anh ta kể cho cô ta nghe một cách tự hào về chuyện này. Donna, người mà tiếng mẹ đẻ là Trung Quốc, thì không vui.
"Anh có ý gì vậy, anh không có TV?" cô ta hét qua điện thoại. "Làm sao anh có thể dạy tôi bất cứ điều gì khi tôi gọi để hỏi anh về những từ vựng mới vào bản tin 11 giờ?" Cô ta định nói thêm vài câu nữa. Chris thở dài. Khi cô ta hết nói, anh ta hứa sẽ mua một cái TV bằng số mới ngay ngày mai.
• analog(a): tín hiệu
• antenna(n): ăng-ten
• converter(n): máy chuyển đổi
• deposit(v): ký thác
• digital(a): bằng số
• electricity(n): bằng điện
• facility(n): nhà máy
• hazardous(a): mạo hiệm nguy hiểm
• reception(n): sự thu
• satellite(n): vệ tinh
• sigh(v): thở dài
• signal(n): tín hiệu
• thrift(n): tiết kiệm
• tuner(n): bộ điều hưởng
=====================
*Yes/No Questions:
1.Will broadcasts of all TV signals be digital?yes
2.Will digital signals replace analog signals?Yes
3.Will reception for cable TV or satellite TV be affected?No
4.Will rabbit ears work with the new digital signals?No
5.Will people who use rabbit ears have to buy a converter?Yes
6.Will the converters cost about $5 each?No
7.Was Chris going to buy a converter?No
8.Was he going to give his two TVs away?Yes
9.Would he wait until the prices went way down?Yes
10.Did he load his TVs into his pickup truck?No
======================
*Fill in the blanks:
Starting in February 2009, broadcasts of all TV __signals___ will be digital, replacing current analog signals. For __people___ who have cable or satellite TV, this is __a___ non-issue, because their reception will not be affected. __But___ people who use rabbit ears or outside antennas __won___ ’t be able to receive the new digital signals. __They___ ’ll have to buy a converter for each TV, ___which__ will cost about $50 each. For Chris, that __was___ too much.
Instead, Chris was simply going to _give____ his two TVs away to a thrift shop. ___Then__ he would wait until the prices went way __down___ on digital tuner TVs, and buy one when ___the__ price was right. He loaded the TVs into __his___ car.
The lady at the thrift shop wasn’t __interested___ at first. She changed her mind when he __said___ that they were only 13” TVs, and that __they___ worked perfectly. He was relieved when she accepted __them___ . Had she not, he would have had to __deposit___ them at a hazardous waste facility, which meant __waiting___ in line, in his car, for hours on __end___ .
Chris got home feeling good. Now he was __going___ to enjoy at least a year of no __TV___ . The “idiot box” was a good name for _that____ waste of electricity. He felt like a new __man___ for having got rid of his two TVs. __When___ Donna called that night, he proudly told her __the___ news. Donna, whose native language was Chinese, was __not___ happy.
“What do you mean, you have no __TV___ ?” she yelled over the phone. “How are you _going____ to teach me anything when I call to ___ask__ you about new vocabulary on the 11 o’clock __news___ ?” She had a few more things to say. ____Chris___ sighed. When she finished, he promised her he _would____ buy a new digital TV the very next day.
===================
*Translate into Vietnamese:
Một năm không TV
Bắt đầu từ tháng hai 2009, những chương trình truyền hình của tất cả các đài trên TV sẽ là bằng số, thay thế cho tín hiệu tương tự hiện tại. Với những người sử dụng truyền hình cáp hay vệ tinh, đây không phải là vấn đề, bởi vì sự thu của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng với những người sử dụng tai thỏ hay ăng-ten ngoài trời thì sẽ không thể nhận được tín hiệu mới. Họ sẽ phải mua một bộ chuyển đổi cho mỗi cái TV, mỗi cái tốn 50$. Với Chris, chừng đó là quá nhiều.
Thay vào đó, Chris đơn giản sẽ bán rẻ hai cái TV của anh ta cho một cửa hàng tiết kiệm. Rồi anh ta sẽ đợi cho đến khi giá của bộ chuyển đổi xuống, và mua một cái khi được giá. Anh ta đặt hai cái TV vào trong xe hơi của mình.
Người phụ nữ trong cửa hàng tiết kiệm trước tiên thì chẳng thích thú gì. Cô ta thay đổi ý nghĩ khi anh ta nói chúng là TV 13", và chúng hoạt động rất hoàn hảo. Anh ta yên lòng khi cô ta chấp nhận chúng. Nếu mà cô ấy không nhận, anh ta phải đặt cọc chúng tại một cộng ty hàng thải nguy hiểm, điều này có nghĩa là xếp hàng hàng giờ, trong xe hơi để xong việc.
Chris về nhà trong tâm trạng rất tốt. Bây giờ anh ta sẽ hưởng thụ ít nhất một năm không có TV. "Chương trình truyền hình thằng ngốc" làm một cái tên hay cho sự lãng phí điện. Anh ta cảm thấy như là một con người mới vì đã từ bỏ hai cái TV của anh ta. Khi Donna gọi tối đó, anh ta kể cho cô ta nghe một cách tự hào về chuyện này. Donna, người mà tiếng mẹ đẻ là Trung Quốc, thì không vui.
"Anh có ý gì vậy, anh không có TV?" cô ta hét qua điện thoại. "Làm sao anh có thể dạy tôi bất cứ điều gì khi tôi gọi để hỏi anh về những từ vựng mới vào bản tin 11 giờ?" Cô ta định nói thêm vài câu nữa. Chris thở dài. Khi cô ta hết nói, anh ta hứa sẽ mua một cái TV bằng số mới ngay ngày mai.
BỆNH TẬT
Vi bệnh, có thể nói bệnh là khổ rồi, nhưng cái khổ của bệnh thì không khổ lắm vì hiểu rằng có thân là có bệnh, nhưng cái sợ bệnh và tâm lý không muốn bệnh đó mới làm cho con người khổ đau và càng khổ hơn bởi dằn vặt giữa bệnh và không bệnh. Có bệnh thì chữa bệnh và ngừa bệnh đó là người khôn và là người dám đối diện với sự thật.
Vi bệnh tôi nghe điều đầu tiên tôi chia sẻ sự bệnh tật, nhưng sự quyết định của tôi là phải đi khám bệnh, thân người giống như cổ xe, chạy lâu ngày phải kiểm tra, nếu không muốn nó hư dọc đường. Có kiểm tra thì độ an toàn của nó đang tin cậy hơn, thân người y như thế , không kiểm tra thì không biết mình sẽ bệnh gì, và khi bệnh đến thì khó chữa, tôi khuyên Vi đi chữa bệnh và cuối cùng thì trung tâm Hòa hảo đã mở cữa đón Vi trong một buổi sáng đẹp trời, và rối loạn tiền đình là bệnh của Vy, uống thuốc một tuần là công việc phải làm sau khi đi khám bệnh, hy vọng rằng Vi sẽ mau vượt qua cái khó của bệnh tật.
Thông thường người có bệnh hay bị nặng hơn và khó chữa bệnh đó là do ảnh hưởng của tâm lý, lo lắng và suy diễn quá nhiều , tâm chấn động và chi phối, tâm thức là một chức năng quan trọng trong con người, tâm thức bị hư hỏng thì kéo theo thân thể hư hỏng, giống như con người có suy tư không chính xác thì có thể họ hại thân thể họ đầu tiên, chán đời thì kéo theo chuyện uống rượu giải sầu, càng uống thì càng sầu thêm, đó là một minh chứng, mà đời có gì phải chán, chán hay không là do tâm thức của mình, có tiền chưa chắc gì hạnh phúc, mà nghèo nàn thì chưa chắc gì đau khổ, đó là do nhận thức sanh ra mà thôi.
Chỉnh đốn lại nhận thức đầu tiên thì có thể chữa được nhiều bệnh tật, suy thoái về tư duy dẫn đến suy thoái về thân thể, thần kinh, và mọi hệ lụy khác nữa, hãy chăm sóc tâm thức của mình, rủ bỏ những âu lo thường nhật chính là làm mới tâm thức của mình.
VỀ NHÀ MỚI
VỀ NHÀ MỚI
Gia đình chuyển vào sài gòn. Vi ra vào nhiều lần sài gòn để công việc và để tìm một ngôi nhà để thuê, gọi là tạm thời trong thời gian ban đầu chưa có ngôi nhà chính thức. Thời buổi này chuyện thuê nhà để ở cũng là bình thường thôi, nước ngoài nó đã là từ lâu, tuy nhiên việc ở thuê tại việt nam chưa được thuận tình cho lắm, vì cũng thuê nhưng nó có một cái gì đó cố định, đúng nghĩa là tạm nhưng tạm trong sự an tâm. Còn việt nam , thích thì họ cho thuê nhiều lúc cần thì họ đòi, do đó tâm lý thuê nhà ở cũng bấp bênh. Thế mới biết ai cũng muốn có một ngôi nhà, cũng là tiền vay nhưng thuê nhà để trả ngân hang mỗi tháng thì cũng vững vàng hơn là trả cho chủ nhà.
Vi vào sài gòn 28 tháng 05 đó có thể nói là ngày đẹp trời , và ngày quyết định lấy ngôi nhà chung cư làm bước đệm ban đầu. Sau bao lần tìm kiếm bây giờ ngôi nhà này tương đối là thỏa mãn, vừa gần với trung tâm, tiện cho con đi học và nhất là khu yên tỉnh đó là những nhu cầu mà chúng tôi đặt ra. Vi vào nhà đó, và bắt đầu một mình lo dọn, và sữa soạn để chuẩn bị cho 1 tháng 06 là chính thức để cúng kính và ở luôn đó, theo cách tính của ông bà ta xưa nay, vào nhà mới là phải coi ngày, tuy nhiên chúng tôi cũng hiểu rằng, nhà có yên ổn hay không là do cái phước của mình, và chính là mình tạo nên sự yên ổn, cúng kính nhiều coi ngày giờ, lo lắng quá, mà cái tâm cái tình cứ lục đục thì không có nghĩa gì hết, những chuyện coi ngày và cúng kính đểu bỏ qua một bên.
Vi cho tôi biết là nhà đã sẳn sàng chuẩn bị cúng thôi, Bố mẹ và Sóc nâu cũng đã vào rồi, các con rất thích ngôi nhà mới, Bố mẹ thì khỏi nói, thấy được ngôi nhà khang trang, mừng cho con gái đi xa có một nơi ở ổn định và có một trái tim đang yêu thương và trong ngóng có ngày về.
Bạn bè và những người than, Vi muốn mời đến tham dự cũng đã có mặt đầy đủ, những người không đến thì đểu có lý do chính đáng. Bạn bè trên cuộc đời này thì có nhiều, nhiều người có rất nhiều bạn, có người thì không bao nhiêu, nhưng tựu trung lại, bạn bè phải ra bạn bè, bạn bè để chia sẻ, chứ bạn bè mà phức tạp hơn thà không có còn hơn là có, có để sanh chuyện thì chắc chắn hãy lựa chọn không có. Rất mừng cho Vi là cũng có được vài người bạn thân, nhưng thời gian trải nghiệm và để chứng minh bạn than thì chưa biết mức độ thân và có thể chia sẻ được khi nào, bây giờ trước mặt là mừng và mừng có những người bạn tốt.
Conan cũng đã vào và quen với môi trường mới, trong những ngày nghĩ hè để con không bị gò bó và cứ lẩn quẩn trong nhà, nên Mẹ vi quyết định cho Cônan đi học võ, một chú bé thích làm thám tử, mà được đi học võ thì khoái biết chừng nào, chắc chắn là sẽ có tiến bộ. Conan bản tính năng động, con trai như thế thì rất tốt, đầu tiên là năng động nhưng biết chăm sóc chút xíu và dạy dỗ kỹ lưỡng chắc chắn là sẽ dễ dàng thành công cho cuộc sống sau này.
Làm cha mẹ ai cũng muốn con mình giỏi, con mình ngoan, con mình khỏe, ai cũng muốn hết, nhưng mấy ai lại được như ý nguyện, cho nên ông bà ta thường nói, cha mẹ sanh con trời sanh tánh là vậy. Vì không biết tính tình của con như thế nào có thể theo được và giống như sự chỉ bảo của mình hay không, đó là nỗi lo chung, tuy nhiên có nỗi lo gì chăng nữa cũng không thoát qua được phước báo của mỗi người. Người có phước báo thì đứa con sanh ra là bạn đồng hành với mình trong cuộc đời, còn không có phước thì hoặc là nợ hoặc là trả nợ cho mẹ và cha. Cho nên biết như vậy, chăm sóc và dạy bảo con là bổn phận làm cha mẹ, nhưng con hiểu thế nào về cha mẹ đó là bổn phận của con, chứ không có một sự áp đặt ở đây và mong muốn đòi hỏi nhiều, đòi hỏi nhiều , hy vọng nhiều thì càng thất vọng lớn, cho nên chúng tôi đồng quan điểm xây dựng con sống phải có trách nhiệm, và trước hết là trách nhiệm với chính mình, trách nhiệm với những gì mình làm, không ai lãnh nổi khổ cho ai, nổi khổ chỉ có chia sẻ chứ không có lãnh giúp, đó là ứng theo câu Phật nói, nghiệp ai tạo người đó nhận chứ không ai nhận lãnh giúp, có chăng là nghiệp chung, chung trong gia đình thì ảnh hưởng lẫn nhau mà thôi, chứ không ai nhận nghiệp riêng của ai.
Con Gái
Con Gái
Hôm nay Sóc Nâu đi học buổi đầu tiên ở trường học chính quy, ngày 27 tháng 03 năm 2011, trường mang tên Cổ Tích. Trường này được Mẹ của Sóc Nâu lựa chọn, và chấp nhận cho con học trường này, đây cũng là một quyết định gấp gáp, mặc dầu cũng còn nhiều nơi có thể lựa chọn. Lâu nay cũng đã đi học, nhưng học ở nhà người giữ trẻ, qua nhiều tháng gửi con, chúng tôi nhận thức rằng con không có tiến bộ, sức khỏe thì không tốt, không lên cân, về nhà thì không có ngoan, trong khi Mẹ của Sóc nâu muốn con ăn nhiều và ngoan hiền, ngủ nhiều. Cuối cùng những yêu cầu đó không thành, Sóc nâu phải ở nhà thời gian. Thời gian ở nhà, thì sức khỏe có tốt hơn, nhưng tính tình lại ngang bướng hơn, theo lời Mẹ của Sóc nâu nói vậy, cho nên xét lại cũng không có gì khả quan hơn khi để con ở nhà.
Tôi thi luôn luôn ủng hộ, con đi học bất cứ trường học nào, vì chưa biết trường nào là trường tốt, nhưng tôi nghĩ vẫn tốt hơn ở nhà, vì đi học thì trí óc của trẻ em có nhiều cởi mở hơn. Ở nhà thì lần quần mấy người, mà toàn là người lớn. Nên còn nhỏ mà cứ sống với người lớn nhiều quá thì không tốt lắm, giống như tuổi trẻ thì không thích suy nghĩ của người già, nghĩ như vậy tôi luôn luôn ủng hộ quan điểm cho con đi học. Đi học bên ngoài tư tưởng và trí óc của con phát triển hơn, biết so sánh, biết dự đoán và không bị trầm cảm, vì suốt ngày loay hoay với 4 bức tường và những người có suy nghĩ khác xa.
Sóc nâu chắc chắn sẽ khác hơn với tất cả những đứa trẻ khác, vì Sóc nâu có cá tính, người có cá tính thông thường hay gặp nhiều khó khăn vì ít dễ dàng phù hợp với mọi người, tuy nhiên người không có cá tính thì cũng không có gì đễ nói.
Sóc nâu có đầy đủ tính cách này, dứt khoát và không có lương ương, khi nghĩ mình là đúng thì dứt khoát, tuy nhiên bên cạnh đó, sóc nâu cũng có phần đở hơn, không khổ như mọi ngừoi nghĩ, vì Sóc nâu không quan trọng điều gì hết.
Sóc Nâu đây!!!!!! biệt danh đầu đá đây!!!!!
hai Mẹ con làm dáng
Ai lấy tiền tui?????
Ngoại bế Sóc nâu đây , đã quá, quá đã!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Nhưng thích Bố bế nữa cơ!
Đúng là đâu đá, anh Cônan nói đúng đấy chứ.
Ngầu rồi đó, anh Cônan nói Nâu là đại ca mà
Có ai cười lại không, Bố nói nâu miệng to đấy
trời con cá mà còn to hơn mình nữa chứ
Ngoại nói nó giống ai đó
Nóng quá, Mẹ Vi sợ đen nên Nâu đành chịu nóng thôi
Quá mệt vì mồ hôi ra quá nhiều, nằm nghỉ thôi, chứ chùm mệt quá mẹVi ơi.
Ai lấy tiền tui?????
Ngoại bế Sóc nâu đây , đã quá, quá đã!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Nhưng thích Bố bế nữa cơ!
Đúng là đâu đá, anh Cônan nói đúng đấy chứ.
Ngầu rồi đó, anh Cônan nói Nâu là đại ca mà
Có ai cười lại không, Bố nói nâu miệng to đấy
trời con cá mà còn to hơn mình nữa chứ
Ngoại nói nó giống ai đó
Nóng quá, Mẹ Vi sợ đen nên Nâu đành chịu nóng thôi
Quá mệt vì mồ hôi ra quá nhiều, nằm nghỉ thôi, chứ chùm mệt quá mẹVi ơi.
NGÀY NỘI MẤT
Ngày 12 tháng 06 năm 2011.Ngày nội mất. Thầy bói nói nội sẽ mất trong tháng này! Mất thiệt. Công nhận lúc này Thầy bói nói hay ghê, hèn gì Thầy bói nào cũng có nhiều tiền hết, nhưng khổ nổi lại ít người xem.
Bố về tới nhà thì nghe tin nội mất, Bố gọi điện vào báo cho bà ngoại và mẹ Vi biết, cả nhà hoảng hốt, vì chưa nghĩ là nội sẽ đi, nhưng rồi đó là sự thật. Gia đình tranh thủ để kịp về đám tang nội, nhưng có kịp đâu về tới nơi thì nội đã đặt vào quan tài. Thời buổi hiện nay, có bỏ vào quan tài cũng thế, vẫn thấy mặt nội được, khuôn mặt nội vẫn tươi như ngày nào, nói chung nội đi cũng nhẹ nhàng.
Mẹ Vi lại khóc, khóc vì thương nội, và khóc vì hối hận chưa trả hiếu cho nội ngày nào hết, nội đi sớm quá, sớm nữa chăng 85 tuổi đời, người ta thường nói 60 năm cuộc đời nhưng như thế thì nội cũng đã thọ rồi đó chứ. Mẹ vi khóc cũng là một niềm hối hận, hối hận chung chung, chung cả mọi người, sự mất mát nào cũng có nuối tiếc hết cả, nhưng cũng còn nhiều cách báo hiếu.
Mẹ vi thỉnh máy niệm phật về để nội nghe, nhưng nghe sao não nề quá, có một câu niêm hoài, niệm mãi mà giong người niệm khàn khàn khó nghe, ảo não quá, không biết nội có siêu được không. Nghe mách bảo ở đâu có bán CD tụng kinh , mẹ vi mua về để nội nghe chuột tội, nhiều tội với nội lắm, hồi nhỏ chắc có lấy tiền của nội đây, bây giờ mở máy để nội sớm siêu thoát khỏi đòi nợ, chứ mẹ vi đâu có biết gì kinh điển. Cũng may là mẹ vi mia được 3 Cd kinh tụng Địa tạng, kinh siêu thoát. Thế là cả nhà đều hoan hỷ nhẹ nhàng, ai nghe cụng nức lòng vì Thầy tụng quá hay. Mọi người bàn tán con nhỏ cháu nội của bả có hiếu thật.
Đời người thì ai cũng phải chết, như lá trên cành, là già cũng rụng, lá xanh cũng rụng, sự chết đến với con người cũng như thế, không biết ai đi trước ai sẽ đi sau, nhưng cái chết không đáng sợ, chết có nghĩa là bắt đầu cho sự sống mới, nhưng sự chết ai cũng sợ, sợ chết mới đáng là thậtsự sợ. Nếu ai không sợ chắc người đó tu nhiều kiếp rồi, chứ chết thì buồn lắm.
Nội chết cả nhà đều buồn, nhưng mừng là một đời của nội với trần thế này thật nhẹ nhàng, hy vọng nội mau siêu thoát, đó là ước nguyện chung của cả gia đình. Cho nên, mời Thầy tụng kinh đến 49 ngày cho nội là chuyện đáng làm, không có cách báo hiếu nào hơn, chỉ có phần tâm linh mới quan trọng trong giờ phút này, cơm cháo,cao lương mỹ vị có ăn được chăng, chỉ là hương hoa và hương vị mà thôi.
Vài dòng ghi dấu ngày nội mất cũng là nhớ tưởng đến một ân sanh thành, cha mẹ là những người gần gủi, hãy làm cho cha mẹ vui những ngày kế tiếp.
Subscribe to:
Posts (Atom)